192 lượt xem

Tổng quan, chức năng và vai trò của Cholesterol

Cholesterol-la-gi

Cholesterol là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Vậy chúng là gì? Phân loại ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó. có mặt ở khắp các bộ phận trong cơ thể và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Lipid là những chất không hòa tan trong nước nên cholesterol không bị phân hủy trong máu. Thay vào đó, chúng di chuyển qua máu đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, góp phần trong việc tạo ra hormone, vitamin D và các chất giúp tiêu hóa thức ăn. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Cholesterol-vung-tau

Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn. Các loại thực phẩm có chứa cholesterol đều là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.

Tuy nhiên, khi lượng cholesterol trong máu tăng lên, nguy cơ đối với sức khỏe cũng tăng theo, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim mạch. Chúng di chuyển trong máu một cách âm thầm, khi cholesterol cao có thể kết hợp với các chất khác trong máu tạo thành mảng bám, bám vào thành động mạch, gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh động mạch vành, khiến động mạch vành bị hẹp, thậm chí tắc nghẽn hoàn toàn.

Phân loại các loại cholesterol

Cholesterol có hai loại chính là cholesterol LDL (cholesterol xấu) và cholesterol HDL (cholesterol tốt). Ngoài ra, còn có VLDL cholesterol ở mật độ rất thấp. LDL, HDL và VLDL là các lipoprotein, được tạo thành từ các chất béo (lipid) và protein. Lipid cần phải được gắn vào protein để có thể di chuyển trong máu. Mỗi loại lipoprotein sẽ có những vai trò khác nhau.

LDL – C (loại xấu)

LDL – Cholesterol (LDL-C) đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nếu có quá nhiều LDL trong máu, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. LDL tăng cao sẽ kết hợp với các chất khác, tích tụ trên thành động mạch. Theo thời gian, chúng sẽ tạo thành mảng bám, khiến lòng mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, gây xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh khác.

Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí có thể vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

Hàm lượng LDL – C tăng có thể phụ thuộc vào các yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, ít vận động, người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

HDL – C (loại tốt)

HDL – Cholesterol (HDL – C) chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu, được tạo thành chủ yếu từ protein. HDL – C đóng vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, sau đó sẽ thực hiện việc phân hủy cholesterol và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Đồng thời cũng đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm, vì vậy được gọi là cholesterol “tốt”.

Hàm lượng HDL – C giảm có thể liên quan đến thói quen hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên, thừa cân, béo phì…

VLDL-C

VLDL cholesterol là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng rất thấp. Vì nó góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch nên cũng được xem là cholesterol “xấu”. Nhưng VLDL-C khác với LDL-C, VLDL-C chủ yếu mang chất béo trung tính, cholesterol và hàm lượng protein thấp; còn LDL-C chủ yếu mang cholesterol.

Cholesterol toàn phần

Cholesterol toàn phần bao gồm tổng lượng LDL- C, HDL- C và 20% Triglyceride. Trong đó, LDL và HDL là hai loại lipoprotein cơ bản, được tạo thành từ cholesterol liên kết với protein vận chuyển để có thể di chuyển trong máu.

 

Cholesterol-ba-ria

Chức năng của cholesterol

Cholesterol lưu thông khắp cơ thể trong máu và được tìm thấy trong mọi tế bào. Cơ thể sử dụng nguồn cholesterol để:

  • Tái tạo xây dựng mô mới và sửa chữa tổn thương cho các mô;
  • Sản xuất hormone steroid, bao gồm cả estrogen;
  • Giúp tạo mật trong gan, chất cần thiết để tiêu hóa thức ăn;
  • Hỗ trợ sản xuất vitamin D.

Mức cholesterol trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như nguy cơ gây ra bệnh lý về tim, bệnh về thận.

Vai trò của cholesterol đối với cơ thể

Tạo ra hormone

Được cơ thể sử dụng trong việc sản sinh ra các hormone steroid cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường, bao gồm:

  • Tạo ra hormone giới tính: Estrogen và progesterone ở nữ và testosterone ở nam giới;
  • Cortisol: loại hormone tham gia vào việc điều tiết hàm lượng đường huyết và bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng;
  • Aldosteron: có vai trò quan trọng trong việc giữ muối và nước trong cơ thể.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cholesterol HDL được sử dụng trong gan để sản xuất axit mật. Mật được giải phóng vào ruột và phân hủy các hạt mỡ lớn thành những mảng nhỏ hơn, giúp chúng hòa trộn với các men tiêu hóa. Sau khi chất béo được tiêu hóa, ruột non có thể hấp thụ vào máu. Cơ thể cũng cần mật để giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K và các vitamin tan trong dầu, được lấy từ thức ăn hoặc các chế phẩm bổ sung.+

Chất chống oxy hóa

Đóng vai trò như một chất chống oxy hóa trong cơ thể và giúp làm lành những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Các vết thương trong cơ thể chứa nhiều gốc tự do.

Đối với người bệnh sau phẫu thuật, các mô bị cắt đi, nhiều động mạch, tĩnh mạch và mao mạch nhỏ bị tổn thương. Khi đó, Cholesterol LDL sẽ làm sạch và chữa lành những vết thương ở các mạch máu và mô.

Cholesterol-la-gi

Tổng hợp vitamin D

Hai loại vitamin D quan trọng là D2 và D3 là dẫn xuất của steroid. Khi tiếp xúc với tia UV (tia cực tím) từ ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ tự tổng hợp vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giữ cho xương chắc khỏe, cải thiện sức khỏe tim mạch, bảo vệ sức khỏe phổi và đường hô hấp, tăng cường chức năng cơ và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.

Thành phần cấu trúc của tế bào

Cholesterol là một thành phần cấu trúc của các tế bào. Nó cùng với các lipid phân cực tạo ra cấu trúc của tất cả các tế bào trong cơ thể, giúp màng tế bào hình thành nên các lớp bảo vệ. Các lớp này có vai trò kiểm soát chặt chẽ sự ra vào của các chất. Sự thay đổi tăng giảm sẽ khiến các tế bào cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của cơ thể, khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn.

Mức an toàn cho cơ thể là bao nhiêu?

Đối với người trưởng thành

LDL – C nên được giữ ở mức độ thấp nhất, dưới 100mg/dL. Người có tiền sử xơ vữa động mạch nên giữ mức dưới 70mg/dL.

HDL – C nên được giữ ở mức cao. Nam giới nên hướng tới mức HDL ít nhất là 40mg/dL và ít nhất 50mg/dL đối với nữ giới. HDL trên 60mg/dL là mức lý tưởng nhất cho tất cả người lớn, ở mức này có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

TuổiCholesterol toàn phầnNon-HDL CLDL – CHDL – C
19 tuổi ≤Dưới 170Dưới 120Dưới 110Trên 45
≥ 20 tuổi (đối với nam)125 – 200Dưới 130Dưới 100Từ 40 trở lên
≥ 20 tuổi (đối với nữ)125 – 200Dưới 130Dưới 100Từ 50 trở lên

(đơn vị đo: mg/dL)

Loại xét nghiệm dùng để đo cholesterol

Xét nghiệm mỡ máu (blood lipid test) là phương pháp đo mức cholesterol và chất béo trung tính có trong máu. Xét nghiệm này giúp kiểm tra định lượng cholesterol toàn phần, phân tích từng loại mỡ máu như: Triglyceride, HDL – C, LDL – C… trong máu.

Thời điểm và tần suất nên thực hiện xét nghiệm mỡ máu tùy thuộc vào độ tuổi, các yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình. Đối với người từ 19 tuổi trở xuống, nên thực hiện xét nghiệm lần đầu tiên ở độ tuổi từ 9-11. Sau mỗi 5 năm, trẻ nên được xét nghiệm lại.

Đối với người từ 20 tuổi trở lên, nên xét nghiệm 5 năm/lần. Nam giới từ 45-65 tuổi và nữ giới từ 55-65 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu từ 1-2 năm/lần.

Cholesterol-cao

Một số biện pháp giúp cơ thể ổn định

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:

  • Tăng cường bổ sung chất xơ từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Sử dụng chất béo tốt có trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá cơm hoặc quả óc chó, hạnh nhân, dầu oliu.
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ động vật, nội tạng động vật, bơ, phô mai
  • Tránh sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn.
  • Giảm lượng đường, muối khi chế biến món ăn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút vào 5-7 ngày trong tuần. Duy trì chế chế tập luyện đều đặn có thể giúp nâng cao HDL – C
  • Giữ cân nặng ở mức độ khỏe mạnh, nên giảm cân khoa học nếu bị thừa cân, béo phì.
  • Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu, bia.

Nguyễn Tùng Xương Khớp Vũng Tàu là cơ sở tiên phong hàng đầu Vũng Tàu về chăm sóc và phục hồi cơ xương khớp. Quý khách vui lòng liên hệ Phone/Zalo 0877.24 72 72 , kết nối Facebook hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết về chấn thương thể thaodinh dưỡng tổng hợp được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên internet.

5/5 - (1 bình chọn)