Viêm gân cơ trên gai, hay viêm gân trên gai, là một vấn đề thường gặp đối với những người trên 30 tuổi, đặc biệt là những người tham gia các hoạt động đòi hỏi nhiều động tác vung tay qua đầu. Hãy cùng trung tâm trị liệu đau vai Nguyễn Tùng tìm hiểu về hội chứng này nhé!
Cấu tạo và chức năng của gân cơ trên gai
Gân cơ trên gai (gân trên gai) thuộc nhóm cơ chóp xoay, cùng với cơ dưới gai, cơ dưới vai và cơ tròn bé, các nhóm cơ liên ứng: cơ delta, cơ ức đòn chủm, cơ ngực lớn. Chúng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và cân bằng của xương cánh tay trên xương vai khi thực hiện các động tác vung tay qua đầu. Gân cơ trên gai nằm bên dưới mỏm cùng vai và chịu áp lực lớn nhất khi bạn vận động vai. Điều này khiến cho gân này dễ bị tổn thương hơn so với các cơ khác trong nhóm cơ chóp xoay.
Hội chứng viêm gân cơ trên gai là gì?
Viêm gân cơ vai hay viêm gân bả vai là hiện tượng viêm sưng tại vị trí xung quanh khớp vai, thường xuất hiện sau khi cơ vai bị tổn thương. Bệnh phổ biến ở đối tượng trên 30 tuổi, để lại những cơn đau tại vị trí viêm khi người bệnh đưa tay về sau hoặc nâng vai ngang qua đầu. Đây cũng được xem là sự thoái hóa của cơ vai khi chịu tổn thương. Chức năng hoạt động của vai sẽ bị suy giảm vì lớp sụn bị bào mòn do gân vai bị viêm gây ra.
Khớp bả vai được cố định bởi nhóm cơ quay, hay còn được gọi là gân cơ nhị đầu, đóng vai trò liên kết xương cánh tay và xương bả vai. Trong đó, vòng bít là bộ phận quan trọng giúp nâng đỡ và xoay cánh tay. Khi một người bị viêm cơ gân vai, các gân trong vòng bít quay sẽ có tình trạng dày lên. Từ đó, gây cản trở và đau đớn cho người bệnh khi hoạt động bả vai.
Những nguyên nhân gây viêm gân cơ trên gai
Viêm gân cơ trên gai thường gặp ở các vận động viên chơi các môn thể thao có động tác vung tay qua đầu lập đi lập lại như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bơi… Tuy nhiên, còn có các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm cấu trúc giải phẫu của khớp vai, sự mất cân bằng hoặc rối loạn vận động của xương vai và tuổi tác.
Nguy cơ cũng cao hơn ở những người có các bệnh mạn tính như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì. Ngoài ra, có bằng chứng sơ bộ cho thấy yếu tố di truyền cũng góp phần tăng nguy cơ viêm gân trên gai.
Đối với người không hoạt động thể dục thể thao cũng có thể bị viêm cơ gân vai nếu như vùng vai bị tổn thương do va đập hoặc chịu sức lực quá nặng.
Triệu chứng thường gặp của hội chứng viêm gân cơ trên gai
Người bị viêm gân cơ trên gai thường cảm thấy đau khi thực hiện các động tác vung tay qua đầu hoặc khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như lấy vật, chải tóc, hoặc mặc áo. Dấu hiệu lâm sàng là những cơn đau bất thường ở vùng vai cũng như vai căng cứng, đặc biệt là khi hoạt động hoặc chạm vào. Những triệu chứng viêm gân cơ trên gai bao gồm:
- Căng cứng vai
- Đau nhức ở vị trí vai trước và cánh tay khi nâng bả vai
- Có tiếng lách cách ở vai khi hoạt động
- Vị trí viêm gân mềm và có sưng nhẹ
- Đau nhức khi vận động cánh tay
- Xuất hiện những cơn đau dữ dội làm gián đoạn giấc ngủ
- Sức mạnh ở vai bị suy yếu rõ rệt, một số trường hợp nghiêm trọng bị mất khả năng vận động vai
Chẩn đoán viêm gân cơ trên gai
Để chẩn đoán người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số động tác vận động bằng nghiệm pháp Hawkins Kennedy hoặc Jobe’s Test. Ngoài ra có thể chẩn đoán bằng các phương pháp xét nghiệm hình ảnh như:
- Siêu âm: Đây là phương pháp chẩn đoán cho ra kết quả rõ nét nhất ở các phần mô mềm. Phù hợp với nhu cầu quan sát tình trạng của gân và cơ vai
- Chụp X-quang: Kết quả chụp X-quang thể hiện vị trí và cấu trúc của các mô bên trong, xương. Đồng thời có thể cho thấy được những gai xương nhỏ và tình trạng vôi hóa trong gân
- MRI: Phương pháp MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến, thể hiện các tình trạng viêm, tụ dịch ở vai. Hơn nữa, những tổn thương như rách gân hay thoái hóa gân cũng có thể để phát hiện trên kết quả MRI.
Trị liệu bằng VLTL không dùng thuốc
Người bị viêm gân cơ trên gai khi xuất hiện đau nhẹ có thể được điều trị thành công bằng các bài tập phục hồi chức năng kết hợp nghỉ ngơi. Phương pháp vật lý trị liệu bằng giải mạc cơ Graston kết hợp siêu âm giảm viêm là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay mà không cần tiêm glucocorticoid hay dùng thuốc.
Ở giai đoạn trị liệu, việc giải cơ sẽ giúp nhóm cơ xoay không bị bó cứng, giảm áp lực dồn về vùng bả vai, giúp điểm viêm giảm sưng dần dần. Đồng thời, việc sử dụng sóng siêu âm giảm vùng viêm sẽ được dùng song song với quá trình xử lý cơ. Sau giai đoạn trị liệu 5-7 tuần tuỳ cơ địa khác nhau, cơn đau đã giảm 70-80%, người bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn phục hồi.
Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh sẽ tập luyện những động tác theo chỉ định của người hướng dẫn. Cường độ tập luyện sẽ tăng dần theo từng giai đoạn phục hồi. Người bệnh có thể quay trở lại công việc và môn thể thao sau khi họ đạt được tầm vận động tối ta, phục hồi cơ lực và độ vững của khớp vai.
Quá trình phục hồi có thể thay đổi dựa trên tuổi tác, phản ứng với điều trị, mức độ nỗ lực trong việc tập luyện và loại môn thể thao. Thống kê thời gian phục hồi dựa trên các thông số tổng hợp từ những bệnh nhân viêm gân cơ trên gai như sau:
- Cầu lông: 8-10 tuần
- Bóng chuyền hơi: 8-10tuần
- Bóng chuyền nỉ: 12-16 tuần
- Tennis: 10-12 tuần
- Bóng chày: 12-16 tuần
- Ném lao: 8-10 tuần
- Bench tạ: 12-16 tuần
- Bơi lội: Từ 5 tháng trở lên
Phương pháp trị liệu viêm gân cơ trên gai là liệu trình lâu dài, kết hợp giữa liệu trình vật lý và các bài tập vận động. Do đó, người bệnh cần kiên trì, thực hiện liệu pháp theo đúng lịch trình đã định sẵn. Nguyễn Tùng Trị Liệu Cơ Xương Khớp là trung tâm chăm sóc phục hồi chức năng và vật lý trị liệu tại Vũng Tàu. Các phương pháp vật lý trị liệu được kết hợp linh hoạt phù hợp với từng tình trạng cơn đau và cơ địa khác nhau của người bệnh.
Thăm khám – kiểm tra tình trạng miễn phí tại Nguyễn Tùng Cơ Xương Khớp:
Địa chỉ: 270 Thống Nhất Mới, Phường 8, TP Vũng Tàu
Phone/Zalo: 0877.24 72 72 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.
Tham khảo thêm các bài viết về bệnh lý tổng hợp và các chế độ dinh dưỡng giúp chăm sóc và phục hồi cơ xương khớp hiệu quả.